Top 7 loại vải thân thiện với môi trường – chất liệu xanh, bền vững

Ngành công nghiệp thời trang đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề cho môi trường hàng trăm năm nay. Vì vậy đã có rất nhiều hãng thời trang may mặc đang chuyển theo xu hướng thời trang bền vững nhằm bảo vệ môi trường được tốt hơn. Và một trong những tiêu chí đó chính là sử dụng những loại vải thân thiện với môi trường.

Vậy hiện nay những chất liệu đó như thế nào và có nhiều không? Cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu 7 loại vải thân thiện với môi trường dưới đây nhé.

top cac loai vai than thien voi moi truong

[toc]

I. Vải thân thiện với môi trường là gì?

Vải thân thiện với môi trường là loại vải có khả năng tự huỷ sinh học và trong quá trình tạo ra các sợi vải không thải ra những chất độc hại làm ô nhiễm môi trường.

Mặc dù có nhiều loại vải được dệt từ những nguyên liệu thiên nhiên nhưng trong quá trình dệt, con người sử dụng thêm những chất hoá học khác nhằm tạo độ bền hoặc giúp vải có khả năng bám màu nhuộm tốt, những chất hoá học này không được xử lý tốt trước khi thải ra bên ngoài môi trường, gây ô nhiễm không khí và nguồn nước.

Và những loại vải được dệt từ những nguyên liệu tổng hợp sau khi con người không sử dụng nữa, chúng sẽ trờ thành những đống rác lớn không có khả năng tự phân huỷ. Việc chậm hoặc không phân huỷ sẽ làm cho môi trường phải hứng chịu thêm một lượng rác thải lớn, sinh ra những chất gây ô nhiễm cho bầu không khí.

Vai linen than thien voi moi truong

Bên cạnh đó để trồng được những loại cây nhằm thu hoạch để sơ chế lấy sợi, phục vụ quá quá trình dệt vải, không ít các loại thuốc trừ sâu hay tăng trưởng đã được sử dụng nhằm giúp duy trì và phát triển cho cây trồng. Những loại thuốc này cũng đã dần dần ngấm vào đất và gây nên những tác động xấu làm ô nhiễm đất và tiếp đến đó là nguồn nước.

Sự tàn phá nặng nề mà ngành thời trang mang đến cho môi trường nói chung và với các loại vải nói riêng ngày càng một nghiêm trọng, chính vì lý do này mà hiện nay mọi người đang có xu hướng chuyển qua sử dụng những loại vải thân thiện và gần gũi với môi trường hơn. Tuy nhiên số lượng vải này vẫn đang rất ít.

II. Những loại vải thân thiện với môi trường

1. Vải Lyocell

Vải Lyocell là loại vải được dệt từ thành phần cellulose bột gỗ của các loại cây trồng lấy gỗ. Khác với những loại vải khác, Lyocell có quy trình sản xuất khép kín nên việc đưa các chất thải ra môi trường dường như không có.

chat lieu vai tencel than thien moi truong

Các loại cây lấy gỗ để tạo ra vải Lyocell không cần các loại thuốc trừ sâu những vẫn có thể phát triển được. Sau khi chế ra bột gỗ, sẽ có quá trình xúc tác với oxit amin, tuy nhiên lượng chất này được sẽ được sử dụng liên tục qua nhiều lần chế tạo vải, vì thế lượng chất này không bị thải ra ngoài môi trường.

Và tất nhiên khi vải Lyocell được tạo thành từ những thành phần tự nhiên thì chúng sẽ có khả năng tự phân huỷ sinh học rất cao.

2. Vải len

Vải len được dệt từ những sợi lông của các loại động vật. Vì thế đây là những nguyên liệu vô cùng tự nhiên, không phải sử dụng các chất hoá học hay các phản ứng nào nhằm để tạo ra sợi vải.

chat lieu vai len than thien moi truong

Ngoài ra vải len có độ bền rất cao nên con người có thể sử dụng được trong một thời gian dài. Hạn chế việc phế bỏ đi những bộ quần áo len cũ ra ngoài môi trường. Vải len cũng có khả năng tự phân huỷ sinh học rất cao.

Tuy nhiên để vải len thực sự là một chất liệu bền vững và thân thiện, quá trình lấy lông các con thú phải hết sức nhân đạo. Nhưng con vật phải được sống tự do, hạnh phúc và không phải chen chúc hay bị giết hại.

3. Vải linen (vải lanh)

Vải linen là loại vải được dệt từ thân của lanh, cũng là một nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và khoing có các chất hoá học độc hại tham gia vào quá trình dệt vải. Chính vì vậy vải linen cũng là một trong những loại vải thân thiện với môi trường.

vai linen vai lanh than thien voi moi truong song

Và để được công nhận là loại vải hữu cơ, trong quá trình sản xuất việc lấy được phần gỗ trong thân cây lanh thay vì ủ trong kiềm hoặc axit oxalic, thì người sản xuất sẽ ngâm thân cây lanh trong nước. Việc làm hạn chế được các chất độc hại có bên trong kiềm và axit oxalic.

Không giống như những loại vải tổng hợp, vải lanh có thể tự phân huỷ sinh học, có nghĩa là các phần tử cấu thành có khả năng hấp thụ vào môi trường chỉ trong vòng vài năm chứ không phải trải qua hàng thế kỷ.

Nhưng để loại vải này thực sự gần gũi với môi trường hơn nữa thì bắt buộc quá trình canh tác đất trồng và phát triển cây lanh phải được đảm bảo không gây ra những hiện tượng như xói mòn đất, gây ra những thảm hoạ thiên tai cho con người.

4. Vải Hemp (Vải cây gai dầu)

Vải Hemp được dệt từ thân của cây gai dầu, sợi vải cũng được xem gần gũi với môi trường bởi chúng cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Trong nhiều nghiên cứu của các chuyên gia môi trường, vải Hemp khi trồng cần ít đất hơn cây bông và việc nó thải ra các chất độc hại dường như không có.

vai hemp la loai vai organic

Ngoài ra cây gai dầu còn được gọi là nguyên liệu thô âm tính carbon. Chúng thải ra rất ít carbon mà ngược lại lượng hấp thụ lại nhiều hơn. Và mặt khác để trồng cây gai dầu không cần phải sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ nào. Đây là một ưu điểm lớn khi vùng đất trồng cây gai dầu khoing phải tiếp xúc với những hoá chất độc hại.

Và đương nhiên vải Hemp cũng có khả năng tự phân huỷ sinh học không làm môi trường phải gánh chịu một lượng rác thải lớn từ chất liệu.

5. Vải lụa tơ sen

Vải lụa tơ sen là một loại vải đặc biệt được dệt từ những sợi vải của phần thân cây sen. Bộ phận tưởng chừng như sẽ bị bỏ đi. Và đây cũng là loại sợi hoàn toàn tự nhiên nên chắc chắn chất liệu sẽ có khả năng phân huỷ trong môi trường.

vai lua to sen than thien moi truong

Trong quá trình tách sợi hay dệt vải không sử dụng bất kỳ một chất hoá học nào nên sợi vải không những thân thiện với môi trường mà còn không gây hại đến cho làn da. Tuy nhiên vải lụa tơ sen vì hoàn toàn được làm thủ công, tốn nhiều sức người cũng như nguyên liệu hạn chế. Vì vậy đây là loại vải được sản xuất không nhiều, giá cả lại cao nên mọi người cũng rất ít sử dụng.

6. Vải Organic Cotton

Không giống với sợi cotton thông thường, sợi organic cotton được lấy từ cây bông hoàn toàn được trồng bằng hạt giống không biến đổi gen. Ngoài ra trong quá trình trồng cây, không sử dụng các loại phân bón hay thuốc trừ sâu nhằm thúc đẩy cây phát triển. Đây là một bước đột phá mới trong việc trồng cây bông giúp môi trường hạn chế được các vấn đề ô nhiễm về đất hay nguồn nước.

vai Organic Cotton cotton nang cap

Trong quá trình sản xuất sợi vải, tất cả các khâu từ thu hoạch, tinh chế xơ bông, dệt vải và nhuộm vải đều phải tuân theo tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Và trong quá trình tạo ra sợi vải thay vì sử dụng các chất hoá học, nhà sản xuất sẽ sử dụng phương pháp hữu cơ để giúp sợi vải luôn an toàn, đặc biệt có thể phù hợp với hầu hết mọi loại da.

Với vải sợi organic cotton, khi sử dụng chúng ta sẽ cảm nhận được đây là một chất liệu rất mềm mại, luôn tạo cho người mặc sự thoải mái, và phát huy tối đa được những ưu điểm của cotton như độ thoáng khí cao hay khả năng hút mồ hôi tốt.

7. Vải cà phê

Là một loại vải được phát triển bởi Công ty Singtex – Đài Loan. Tận dụng những phần bã cà phê đã chế kết hợp với polymer tạo thành một nguyên liệu tổng hợp, theo công thức độc quyền của Công ty cho ra sợi vải Cà phê.

vai ba ca phe duoc su dung nhieu

Theo một số thống kê cho rằng, cứ 3 ly cà phê và 5 chai nhựa là có thể sản xuất ra được một cái áo. Như vậy qua đây chúng ta có thể thấy rằng, tuy nguyên liệu có sử dụng thành phần polymer nhưng đây lại là sự tái chế. Giúp hạn chế được những chiếc chai nhựa bị phế thải ra ngoài môi trường, phải mất một thời gian mới có thể phân huỷ được.

Vải cà phê có khả năng thấm hút lớn hơn nhiều lần so với vải cotton. Không những thế, vải còn có thể khử mùi và chống lại tia UV rất tốt. Với quy trình độc quyền của công ty Singtex, vải Cà phê khi sản xuất giảm được lượng khí CO2 nhiều hơn so với những loại vải khác.

III. Gia tăng nhận thức về chất liệu vải thân thiện với môi trường

Trái đất đang dần nóng lên, những mối de doạ của thiên tai bão lụt ngày càng lớn. Nhận thức được rằng môi trường đang bị tàn phá một cách không có điểm dừng, nhiều nhãn hàng thời trang cũng như nhiều công ty sản xuất vải đã không ngừng phát triển và sáng tạo thêm nhiều loại vải organic. Có một số loại vải được chế tạo từ những loại cây quen thuộc như:

  • Vải từ vỏ cam: Là loại vải được dệt bằng sợi được lấy từ vỏ quả cam. Năm 2014, công ty Orange Fiber đã được thành lập bởi hai nhà thiết kế nổi tiếng tại Ý, khi đưa ra ý tưởng biến những phần bỏ đi của quả cam thành những tấm vải có bề mặt tương tự như lụa. Phần vỏ cam sẽ được tách cenllulose sau đó kéo thành sợi. Công ty đã đạt nhiều giải thưởng cũng như góp mặt vào những bộ sưu tập của các nhãn hàng thời trang lớn nhỏ.
  • Vải sợi chuối: Là loại vải được lấy sợi từ thân cây chuối bị bỏ đi. Trong quá trình trồng cây chuối không cần phải sử dụng phân bón hay bất cứ chất hoá học có hại nào. Khi cây chuối trưởng thành, quả được thu hoạch, phần thân chuối sẽ được giữ lại phục vụ cho việc sản xuất vải. Vải sợi chuối được xem là loại vải có độ bền rất cao bởi chúng có các thành phần chủ yếu tư nhiên như cellulose, hemicelluloses, lignin. Vải sợi chuối cũng rất thoáng khí và có độ hút ẩm cao.
  • Vải từ sữa: Nghe thì thật khó tin nhưng với sự tiến bộ trong kỹ thuật dệt vải, ngày nay vải cũng đã được làm từ những lượng sữa dư thừa bị bỏ đi. Vải được hình thành nhờ Casein, đây là một loại protein có trong sữa bò. Vải từ sữa có độ bền cao, có cấu trúc mềm và mịn như lụa. Để sản xuất được 1kg sợi vải từ sữa chỉ cần 2 lít nước. Trong khi đó, cần đến 20.000 lít nước để tạo ra 1 kg sợi bông.

Bên cạnh đó còn có một số loại vải rất thân thiện môi trường có chiết xuất từ những thành phần tự nhiên như vải sợi tảo, vải cây tầm ma, vải barkcloth… Mặc dù những loại vải bền vững có giá thành rất cao, nhưng con người vẫn đang muốn hướng đến một cuộc sống với không khí trong lành, một cuộc sống nói không với ô nhiễm.

Xem thêm: Thời trang bền vững là gì? Làm sao để thời trang thân thiện với môi trường?

Mặc dù có rất nhiều loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên, cây cối nhưng quá trình sản xuất vải sử dụng nhiều loại hoá chất nên khiến chúng trở thành những loại vải không bền vững, không thân thiện với môi trường. Hy vọng rằng trong tương lai, sẽ có nhiều nhà sản xuất quan tâm hơn cũng như cải tạo lại quy trình dệt vải, nhằm thúc đẩy vào công tác bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. 

Có thể bạn quan tâm:



source https://haitrieu.com/blogs/loai-vai-than-thien-voi-moi-truong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

25+ cách đặt tên shop quần áo hay & fanpage bán hàng ấn tượng

[Vector Logo] Trường Đại Học Bách Khoa, Đại Học Đà Nẵng – DUT

[Vector Logo] Trường Đại Học Cần Thơ – CTU