Vải Jacquard là gì? Đặc điểm, ứng dụng & cách bảo quản đúng
Ngày nay, vải Jacquard không những chỉ sử dụng cho ngành sản xuất may mặc, mà nó còn được con người dùng để trang trí nội thất giúp cho căn nhà nhỏ của mình trở nên ấm áp hơn và cũng sang trọng hơn. Vậy vải Jacquard là gì? Hãy cũng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu rõ hơn về loại vải đặc biệt này nhé.
- Vải Spandex là gì? Ưu nhược điểm, đặc tính & ứng dụng của sợi Spandex
- Vải len là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng & cách bảo quản vải len
I. Vải Jacquard là gì?
- Tên vải: Jacquard
- Vải còn được gọi là: Gấm, gấm hoa
- Thành phần vải: Sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp đan xen với các mẫu phức tạp
- Khả năng hút ẩm: Phụ thuộc vào loại vải được sử dụng
- Khả năng giữ nhiệt: Trung bình
- Khả năng co giãn: Thấp
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Nước pháp
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc hoặc Úc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Phụ thuộc vào loại vải được sử dụng
- Thường được sử dụng trong: Váy, áo khoác phù hợp, quần, cà vạt, ruy băng, vỏ chăn, Vải bọc, màn, rèm cửa, khăn trải bàn, thảm trang trí, khăn phủ bàn, vỏ gối.
1. Khái niệm
Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất thì vải Jacquard là loại vải được dệt hoa văn trực tiếp lên bề mặt vải mà không cần phải qua quá trình in ấn hay thêu dệt. Jacquard được lấy từ tên của một loại khung cửi nên nó được gọi là vải Jacquard.
Bởi vậy mà chỉ có vải được dệt trên khung cửi Jacquard thì vải đó mới được gọi là vải Jacquard.
2. Nguồn gốc ra đời
- Trước khi vải Jacquard chưa ra đời, người dân rất khó để có thể tiếp cận với những loại vải có hoa văn như gấm, bởi vì chi phí sản xuất cao nên giá thành cũng khá đắt đỏ.
- Năm 1804: Nghệ nhân người Pháp Joseph
Marie Jacquard dựa vào những thành công của Basile Bouchon, Jean Baptiste Falcon và Jacques Vaucanson đã phát minh ra máy dệt có thể dệt hoa văn trực tiếp lên vải mà không cần phải thêu hay in ấn gì cả. Từ đó loại vải này được đặt tên là Jacquard. - Nhờ vào phát minh của Joseph Marie Jacquard mà giá cả của hàng loạt các loại vải thiết kế phức tạp đã giảm giá xuống chỉ sau một đêm. Vì vậy mà mọi người đã dần dần được tiếp xúc với những loại vải sang trọng như gấm hay gấm hoa.
- Ngày này, loại vải này đã được sử dụng rộng rãi hơn nhờ vào việc máy dệt Jacquard được vận hành bằng các chương trình máy tính. Vì vậy mà chi phí giảm đáng kể cũng như quá trình dệt vải cũng đạt hiểu quả cao hơn.
3. Các loại vải Jacquard
- Vải thổ cẩm: Là loại vải dệt thoi có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại. Đầu tiên thổ cẩm được dệt từ lụa, sau này có thêm len, gấm tổng hợp và bông. Ở Việt Nam, vải thổ cẩm được sử dụng nhiều ở các vùng dân tộc thiểu số. Chúng được dùng để may áo quần, túi xách, thảm trải…
- Vải Brocatelle: Là loại vải có hoa văn phức tạp hơn vải thổ cẩm. Hoa văn của loại vải này nổi hơn và phồng hơn. Ngoài ra vải Brocatelle cũng nặng hơn vải thổ cẩm.
- Vải Gấm Hoa: Là loại vải được dệt theo cách thức đơn giản hơn thổ cẩm. Ngoài ra nó cũng bền và có chất lượng tốt hơn. Khi dệt loại vải này, vải sẽ được dệt theo chiều dọc, còn hoa văn được dệt theo chiều ngang hoặc chéo.
- Vải Matelassé: Đây là loại vải có hoa văn nổi lên trên được dệt theo công nghệ Jacquard. Vải có độ co giãn tốt và thường được dùng để làm tấm lót gối.
- Vải cotton Jacquard: Nhắc đến cotton thì chắc hẳn đây là một loại vải có độ thoáng mát và độ hút ẩm cao. Kết hợp với công nghệ Jacquard giúp vải có thêm hoa văn được dệt nổi lên trên một mặt, mặt còn lại thì lõm vào trong.
- Vải Lụa Jacquard: Lụa Jacquard là một loại vải cao cấp, được kết hợp giữa độ bóng, sự mềm mịn của sợi tơ tằm với những đường nét hoa văn của công nghệ Jacquard. Sự kết hợp hoàn hảo này đã làm cho lụa jacquard trở thành một trong những loại vải được ưa chuộng rất nhiều bởi những đường nét độc đáo và vẻ ngoài sang trọng.
- Len Jacquard: Vải được sử dụng nhiều vào mùa đông. Ngoài làm ấm cơ thể, vải còn tăng thêm tính thẩm mỹ cho áo quần.
- Vải Jacquard tổng hợp: Là loại vải được kết hợp giữa các nguyên liệu tổng hợp với công nghệ dệt Jacquard. Tuy loại vải này có giá thành rẻ nhưng ít được sử dụng vì nó có tác động không tốt tới môi trường.
II. Quy trình sản xuất vải Jacquard
1. Thu mua nguyên liệu
Tuỳ vào từng loại vải Jacquard mà người ta thu mua từng loại nguyên liệu đầu vào khác nhau. Ví dụ như vải lụa Jacquard thì người ta sẽ dùng sợi tơ tằm để dệt. Vải cotton thì là sợi bông, Jacquard tổng hợp thì dùng nguyên liệu là các hạt polymer.
2. Quay sợi
Các nguyên liệu trên sẽ được xử lý và tạo thành sợi dệt. Quay sợi và kéo sợi để tạo thêm độ bền và dai cho sợi. Trước khi được đưa vào dệt theo công nghệ Jacquard, sợi dệt thường sẽ được nhuộm màu.
3. Lập trình quá trình dệt Jacquard trên máy vi tính
Muốn vải được dệt theo quy trình như thế nào thì nhà sản xuất sẽ chỉnh quy trình trên máy tính đúng như vậy. Có rất nhiều kiểu dệt được thiết lập sẵn và ngoài ra cũng có thể tạo thêm mẫu mới.
4. Đưa sợi vào khung
Đưa sợi dệt vào vị trí trung tâm của máy dệt. Sau đó máy dệt Jacquard sẽ sắp xếp các sợi theo quy trình đã được lập sẵn để tạo ra mẫu vải mà người sản xuất mong muốn. Các máy dệt còn có khả năng dệt nhiều mảnh cùng một lúc. Sau khi dệt xong, vải được tiếp xúc với các chất hoá học nhằm tăng độ bền cho vải.
III. Ưu và nhược điểm của vải Jacquard
1. Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao: Vải Jacquard luôn tạo được nét nổi bật cho người mang bởi những hoa văn độc đáo và sắc nét. Sự đa dạng về hoạ tiết giúp cho trang phục luôn là lựa chọn hàng đầu của những vị khách hàng khó tính. Với ngành thời trang, đây là loại vải được các nhà thiết kế sử dụng rất nhiều trong các bộ sưu tập hè thu và thu đông của mình bởi những nét tinh tế, hiện đại mà loại vải này đem lại.
- Độ bền cao: Vải Jacquard có độ bền rất cao, sử dụng một thời gian dài nó vẫn không bị giãn hay chảy xệ. Ưu điểm này giúp vải Jacquard ghi điểm trong mắt các nhà thiết kế để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao.
- Ít nhăn: Với công nghệ dệt Jacquard, các sợi vải được liên kết chặt chẻ với nhau tạo độ dẻo dai cho vải. Ngoài ra nó còn giúp loại vải này ít bị nhăn nhúm, thuận tiện cho người sử dụng tiết kiệm được thời gian là ủi.
- Màu sắc phong phú: Một ưu điểm nỗi bật nữa của Jacquard chính là bộ sưu tập màu sắc phong phú. Với đặc điểm này giúp người sử dụng không cảm thấy bị nhàm chán và có nhiều sự lựa chọn hơn cho mình.
2. Nhược điểm
- Nóng, bức bí: Vải Jacquard có độ dày cao hơn những loại vải khác nên sẽ khiến cho người mang cảm thấy nóng nảy bức bí và khó thở.
- Giá thành cao: Mặc dù nhờ vào công nghệ dệt Jacquard, các loại vải này đã giảm được chi phí đáng kể. Nhưng so với các loại vải khác, thì vải Jacquard vẫn là loại vải có giá thành khá cao nên người tiêu dùng vẫn đang còn ngần ngại khi sử dụng chất liệu này.
IV. Sử dụng vải Jacquard trong cuộc sống
1. Sản xuất máy mặc
Trong may mặc, vải Jacquard thường được sử dụng để may các trang phục truyền thống. Những hoa văn truyền thống trên vải giúp cho các trang phục trở nên quý phái, sang trọng và mang được nét văn hoá đặc trưng riêng. Các sản phẩm may mặc sử dụng vải Jacquard như:
- Áo dài
- Áo tứ thân
- Áo bà ba
- Các trang phục dân tộc thiểu số
- Váy dạ hội
- Áo vest
2. Trang trí nội thất
Ngoài ứng dụng trong may mặc, vải Jacquard còn được dùng để may rèm cửa, khăn bàn, vỏ gối và còn dùng để làm vỏ chăn. Ngoài ra để giúp nhà ở trở nên hiện đại hơn và đẳng cấp hơn, người ta còn dùng vải Jacquard để may vỏ bọc cho nệm, ghế sofa và thảm trải sàn nhà. Nhờ vào những hoạ tiết nổi được dệt trên vải, căn nhà của bạn sẽ trông đẹp và sang trọng hơn rất nhiều.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải Jaquard
- Chỉ dùng bàn là hơi nước
- Lưu ý khi phơi: Không phơi áo quần hay các sản phẩm trực tiếp dưới nắng gắt. Chỉ nên phơi ở những nơi thoáng mát và có gió.
- Nhiệt độ nước giặt: Đối với vải Jacquard, khi giặt các bạn nên chỉnh nước ở nhiệt độ 30 độ C. Đây là nhiệt độ thích hợp giúp cho vải dễ được làm sạch mà không gây hư hại gì cho chúng.
- Giặt nhẹ tay: Bạn không nên đánh hay chac xát quá mạnh khi giặt. Còn giặt máy thì chỉ nên chỉnh chế độ giặt nhẹ mà thôi.
- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh
- Tránh những vật sắc nhọn: Không nên để áo quần hay các sản phẩm gần những vật như dao, sắt nhọn. Chỉ cần chạm xước nhẹ vài những đồ vật này thì vải cũng sẽ bị hỏng ngay lập tức.
Vải Jacquard ra đời đã phần nào thay đổi được nhu cầu sử dụng con người. Khách hàng ngày càng được sử dụng nhiều những chất liệu mà trước đây được xem là xa xỉ. Và từ đó vải Jacquard đã dần trở nên quen thuộc với thị hiếu của người dùng hơn. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các bạn cũng sẽ tìm hiểu và sắm sửa cho mình một bộ cánh tuyệt vời từ vải Jacquard này nhé. Hẹn các bạn trong các bài viết tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm:
source https://haitrieu.com/blogs/vai-jacquard-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét